23/08/2022 12:00

3 cách cha mẹ nên làm để tránh gây áp lực cho con cái

 

Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn tốt cho con bởi lẽ, mỗi người đều có một thế mạnh và sở thích riêng, nếu bị áp đặt quá mức sẽ khiến trẻ bị căng thẳng về tâm lý và có xu hướng thu mình lại vì cảm thấy không đáp ứng những mong muốn của cha mẹ.

Do đó, các bậc phụ huynh có thể tham khảo để có thể áp dụng theo 3 cách dưới đây nhằm đảm bảo con luôn có sự hứng khởi trong học tập lẫn cuộc sống có được sự thoải mái, vô lo.

3 cách cha mẹ nên làm để tránh gây áp lực cho con cái

Hãy dành tặng những món quà nhỏ nhằm khích lệ con trẻ phấn đấu trong học tập. Ảnh: Xinhua 

Lắng nghe

Điều đơn giản nhưng lại mang đến một hiệu quả cao mà các bậc phụ huynh có thể làm đó chính là biết cách lắng nghe con. Thay vì ép buộc trẻ hãy dành thời gian trò chuyện, lắng nghe những mong muốn của con.  

Theo đó, hãy chủ động tạo nên những cuộc trò chuyện thoải mái giữa cha mẹ và con cái để biết tâm tư, suy nghĩ của trẻ. Đây cũng là cách mà cha mẹ có thể hiểu cũng như có những định hướng phù hợp với khả năng của con mình thay vì áp đặt những điều quá sức với trẻ.

Quy tắc

Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên thống nhất với con về những quy tắc trong học tập và hoạt động thường ngày. Hãy chia sẻ với con về mục đích cần hướng tới trong học tập để có một tương lai tốt đẹp.

Cha mẹ có thể cùng con lập ra thời gian biểu cũng như những quy tắc nhất định cần tuân thủ. Việc có một bảng quy tắc chung sẽ giúp các con ý thức về trách nhiệm trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao trước khi có thể làm điều mình thích.

Điều này cũng giúp trẻ có một tâm lý thoải mái, không có cảm giác bị bó buộc phải làm điều mà mình không muốn. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên biết cách cân bằng giữa việc học tập và nghỉ ngơi cho trẻ để các con vừa có thể hoàn thành việc học, vừa có thời gian thư giãn và vui chơi.  

Khen thưởng

Việc khen thưởng nếu trẻ làm tốt những gì được giao sẽ khiến các con trở nên hào hứng và có động lực trong học tập. Do đó, hãy luôn dành những lời khen ngợi và tặng con những món quà đúng sở thích để động viên, nâng cao tinh thần tự giác học tập ở trẻ.

Bên cạnh đó, mỗi khi trẻ gặp khó khăn hay thành tích học tập chưa đạt như mong muốn, cha mẹ đừng buông lời trách mắng nặng nề mà hãy khuyến khích và trao cơ hội khác để trẻ có thể nỗ lực cố gắng hơn.

Một số câu nói mang tính động viên của cha mẹ sẽ khiến con không bị tự ái hay buồn bã như “Con đã cố gắng rồi, nhưng con nên thử một vài cách khác trong lần tới”, “Thất bại lần này để con rút kinh nghiệm cho những lần sau nhé” …

 

Tags:

cha mẹ

cha mẹ không gây áp lực cho con

tác hại của việc áp đặt con cái

tâm lý con trẻ

cha mẹ dạy con

khích lệ tinh thần của trẻ

Tin cùng chuyên mục